Cây trồng không chỉ đẹp, đem đến không gian xanh tươi mát mà còn có tác dụng loại trừ các khí thải, hoá chất độc hại có trong nhà bạn. Dưới đây là một số loại cây cảnh nên chưng trong nhà dịp Tết để thanh lọc không khí.
1. Cây quất
Trong Đông y, quất vị cay ngọt, hơi chua, tính ấm, làm tan đờm, giảm ho, điều hòa khí, kiện tỳ. Ăn quất với lượng đường phèn hợp lý có thể chữa ho hen do phong hàn ở người già. Ăn quất ướp đường có tác dụng khai vị, điều hòa khí.
Đặc biệt, quất giàu vitamin C, đặc tính chống oxy hóa, nâng cao sức đề kháng cơ thể, cải thiện hệ thống miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi vi khuẩn và virus có hại, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn sau cảm lạnh. Đây là bệnh thường gặp trong dịp Tết khi thời tiết giao mùa Đông – Xuân.
Ngoài ra mùi hương của tinh dầu từ cây quất còn giúp không khí dễ chịu, xua đuổi muỗi, côn trùng.
2. Cây đào
Hoa đào được sử dụng như một vị thuốc đông y. Nhân hạt đào có vị đắng, chua, ngọt, tính bình, tác dụng hoạt huyết, nhuận tràng, lợi tiểu, chủ trị đau vùng tim, ho dồn và bế kinh, tiện bí.
Lá đào tác dụng hoạt huyết, điều trị thiếu máu, tiêu u, chủ trị chữa tinh hoàn sưng to, chốc lở, rôm sảy, âm hộ sưng to. Cành đào chủ trị đau tim. Nhựa đào giảm đường huyết, chủ trị đái tháo đường.
3. Cây hoa mai
Trong y học cổ truyền, hoa mai vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, chán ăn, chóng mặt.
Hoa mai chứa nhiều thành phần có tác dụng thúc đẩy quá trình đào thải của hệ bài tiết, bảo vệ gan và mật, ức chế sự hình thành một số loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột như tả, coli hay trực khuẩn lỵ.
3. Cây phát tài phát lộc
Cây phát tài còn có tác dụng thanh lọc không khí trong gia đình, hấp thụ cacbonic và sản sinh ra oxy. Đặt cây trong nhà sẽ giúp điều hòa không khí, tăng độ ẩm, kháng khuẩn hiệu quả.
4. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ giúp lọc không khí khỏi những hợp chất độc hại như formaldehyde, xylene, benzen, toluene và trichloroethylene. Đặc biệt, lưỡi hổ còn hấp thụ CO2 và giải phóng oxy vào ban đêm, trái ngược với quá trình hô hấp thông thường của hầu hết các loài thực vật, giúp bạn dễ thở hơn khi ngủ.
5. Cây thiết mộc lan
Thiết Mộc Lan có thân gỗ dạng cột thẳng, có đặc tính là khi bị cắt hay cưa một đoạn thân là cây sẽ đâm chồi , nhánh mới ngay tại xung quanh vị trí mặt cắt. Những chồi cây mới ra này tượng trưng cho lộc mới, phát lộc phát tài.
Thiết mộc lan cũng rất được ưa chuộng bởi có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ những độc tố có trong không khí.
Cây Thiết Mộc Lan không những đẹp, có công dụng tuyệt vời mà cách chăm sóc rất đơn giản chỉ cần tưới nước cho cây mỗi ngày, cắt tỉa lá khô héo để cây cho ra những lá mới tươi đẹp hơn.
6. Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền tác dụng thanh lọc không khí, loại bỏ hóa chất trichloroethylene và benzen trong nhiều vật liệu gia dụng từ sơn đến sợi tổng hợp. Cúc đồng tiền cũng giải phóng nhiều oxy hơn so với các loại cây trồng trong nhà thông thường, hữu ích cho những người bị rối loạn nhịp thở.
Đông y cho rằng cánh hoa đồng tiền chứa các thành phần thanh nhiệt, phơi khô đun nước uống giúp tiêu đờm, giảm ho hiệu quả.
7. Hoa cúc
“Hoa cúc có nhiều loại khác nhau, thường được dùng nhiều nhất trong y học là cúc hoa vàng và cúc hoa trắng”, bác sĩ Vũ nói và cho biết cúc hoa trắng có tác dụng tán phong thanh nhiệt, bình can, minh mục, giải sang độc. Cúc hoa vàng vị đắng cay, tính ôn, tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Ngoài ra hoa cúc có khả năng lọc bỏ độc tố amoniac, benzen thường có trong nhựa, chất tẩy rửa và keo dán.
PN (SHTT)