Một hành động tưởng chừng an toàn cho sức khỏe tuy nhiên có thể tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho cả gia đình.
Một nhà 6 người ngộ độc vì một sai lầm tưởng chừng đơn giản
Bác sĩ chuyên khoa thận người Trung Quốc Giang Thụ Sơn đã chia sẻ một trường hợp ngộ độc thực phẩm từng gặp phải. Một bệnh nhân chạy thận nhân tạo trong vòng 10 năm, tình trạng sức khỏe vẫn luôn ổn định. Tuy nhiên, người đàn ông bỗng phải nhập viện cấp cứu cùng 5 người khác trong gia đình. Sau khi tiến hành khám và điều trị, xác định nguyên nhân khiến cả gia đình ông cùng nhập viện là do ngộ độc thực phẩm.
Sau khi hỏi, được biết trước đó gia đình do nấu canh quá nhiều, sợ để ngoài sẽ bị hỏng trong thời tiết nóng nên khi vừa nấu xong đã lập tức múc ra một lượng vừa đủ ăn và để phần canh còn lại vẫn chưa được làm nguội vào trong tủ lạnh. Chính hành động tưởng chừng vô hại và an toàn này lại gây ngộ độc cho cả gia đình.
Bác sĩ Giang Thụ Sơn nhắc nhở, canh có thành phần chủ yếu là nước, khi ở nhiệt độ cao phải mất một thời gian khá dài để làm nguội. Tủ lạnh gia đình không phải thiết bị có khả năng làm nguội nhanh. Nếu canh quá nóng sẽ khiến nhiệt độ tủ tăng cao, từ đó cũng tăng nguy cơ làm hư hại các thực phẩm khác và dẫn đến ngộ độc.
Chính vì vậy, trước khi cho thực phẩm đã nấu vào tủ cần để nguội. Điều này vừa đảm bảo an toàn thực phẩm cũng vừa kéo dài “tuổi thọ” cho tủ lạnh trong gia đình.
Những thói quen nấu ăn có thể gây hại cho cả nhà
1. Kết hợp thực phẩm không hợp lý
Việc kết hợp không đúng thực phẩm trên bàn ăn có thể gây hại cho sức khỏe:
– Khoai tây ăn cùng cơm trắng sẽ khiến lượng tinh bột nạp vào cơ thể quá nhiều. Khi tinh bột không được chuyển hóa sẽ thành năng lượng sẽ tích tụ thành mỡ thừa trong cơ thể, tăng nguy cơ béo phì.
– Cháo và dưa chua tuy đây là món tiện lợi nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng cũng như khiến lượng muối hấp thụ quá mức cần thiết, tăng nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày.
– Ăn quá nhiều thịt, đồ chiên rán, dầu mỡ nhưng ít rau sẽ khiến cơ thể thiếu đi chất xơ cần thiết, tăng nguy cơ ung thư đường ruột.
2. Để dầu sôi bốc khói mới thả thức ăn
Nhiều người thường có thói quen đợi đến khi dầu bốc khói trên bếp mới thả thức ăn vào để chiên rán, xào… vì cho rằng như vậy sẽ ngon hơn. Tuy nhiên, điều này không chỉ khiến các loại vitamin, protein và các dưỡng chất khác có trong dầu ăn bị phá hủy mà còn sản sinh ra nhiều chất gây ung thư như acrylamide, amin dị vòng và benzopyrene…
Chính vì vậy, chỉ nên sử dụng khi dầu nóng từ 50 – 60%. Cách nhận biết tốt nhất là cho đũa vào dầu để kiểm tra độ nóng, khi xuất hiện các bọt khí nhỏ xung quanh là có thể sử dụng.
Cùng với đó, nhiều người cũng có thói quen dùng lại nhiều lần dầu mỡ đã qua chiên rán. Tuy nhiên, sau khi chiên thực phẩm ở nhiệt độ cao, dầu sẽ sản sinh các chất gây ung thư như amin dị vòng và benzopyrene. Nếu sử dụng lại để nấu ăn, hàm lượng chất gây ung thư có thể tăng cao.
3. Dùng một nồi nấu nhiều món liên tiếp
Nhiều người vì tiết kiệm thời gian nên thường có thói quen sử dụng một nồi để nấu nhiều món ăn liên tiếp. Nhưng những chất đọng lại dính trên bề mặt như dầu mỡ, căn thức ăn… cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Dầu mỡ khi đun lại ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Cặn thức ăn khi đun lại dễ cháy, cũng là tác nhân thúc đẩy ung thư phát triển.
Theo Phạm Trang (Phụ Nữ Mới)